Gọi hoặc Nhắn tin zalo để được hỗ trợ sử dụng phần mềm sxCAD

Quy định nối thép, móc thép, bê tông cốt thép theo TCVN

Quy định nối thép, móc thép, bê tông cốt thép theo TCVN? Cốt thép chính là nòng cốt của các công trình, đảm bảo kết cấu vững chắc của công trình đó. Chính vì vậy mà việc nối thép, móc thép, bê tông cốt thép là vô cùng quan trọng và đòi hỏi sự chính xác. Do đó, trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn về quy định nối thép, móc thép và bê tông cốt thép theo TCVN.

 

Tại sao cần tuân theo quy định nối thép, móc thép, bê tông cốt thép theo TCVN?

Quy định nối thép, móc thép, bê tông cốt thép theo TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam) là rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và chất lượng của công trình xây dựng. TCVN quy định các tiêu chuẩn bê tông cốt thép mới nhất nhằm đảm bảo rằng các phần này sẽ hoạt động một cách hiệu quả trong môi trường xây dựng.Việc tuân thủ quy định nối thép trong xây dựng không chỉ giúp ngăn chặn sự suy giảm chất lượng của công trình do việc sử dụng nối, móc không hợp lý mà còn giúp tăng tính an toàn cho công nhân và người sử dụng công trình.

Quy định nối thép, móc thép, bê tông cốt thép theo TCVN được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về khả năng chịu lực, khả năng chống rung, khả năng chống seism...vv. Các tiêu chuẩn này được áp dụng trong việc thiết kế, gia công và kiểm tra các sản phẩm liên quan để đạt được tính an toàn và độ bền cao nhất.Việc tuân thủ quy định nối thép trong xây dựng theo TCVN là một yêu cầu bắt buộc trong ngành xây dựng. Các chủ đầu tư, nhà thầu và kiến trúc sư cần phải hiểu rõ các quy định này để áp dụng một cách chính xác và đảm bảo tính an toàn cho công trình.

Quy định nối thép, móc thép, bê tông cốt thép theo TCVN

 

Quy định nối thép, móc thép, bê tông cốt thép theo TCVN

Dưới đây là một số những lưu ý trong quy định nối thép, móc thép, bê tông cốt thép theo TCVN mà bạn cần biết:

1. Cách tính tỷ trọng cốt thép

Tỷ trọng = Kg/ md

Trong đó:

Kg: đơn vị tính khối lượng của thép

md: chiều dài 1 mét của thanh thép

Dưới đây là bảng tra tỷ trọng cốt thép (dựa theo sách kết cấu của PGS. Vũ Mạnh Hùng)

Bảng tra tỷ trọng cốt thép

Nếu được yêu cầu tính tỷ trọng thép, bạn có thể áp dụng theo 2 cách đơn giản dưới đây:

Cách 1: Tìm tỷ trọng thép dựa vào tỷ trọng thép của một loại thép đã biết

Công thức: 0,222 : 36 x Ø2 

Ví dụ: Nếu bạn cần tính tỷ trọng của Ø12 khi đã biết Ø6 là 0,222, bạn chỉ cần dựa theo công thức trên như sau:

0,222 : 36 x (12 x 12) = 0,88799

Cách 2: Tìm tỷ trọng thép khi biết đường kính

Công thức: (Ø:2)2 : 40,55

hoặc: Ø2 : 162

Ví dụ: Bạn cần tính tỷ trọng của Ø12 thì chỉ cần áp dụng công thức:

(12:2)2 : 40,55 = 0,88779

2. Tính độ dài bẻ đầu cu đê của mỗi loại thép

Để biết được tiêu chuẩn uốn móc thép, bạn có thể tham khảo theo hình dưới đây:

Chi tiết cách uốn thép

Theo quy định nối thép, móc thép, bê tông cốt thép theo TCVN, để tính độ dài bẻ đầu cu bê của thép tròn trơn hoặc thép gân, bạn có thể dựa vào thông số theo bảng sau:

ĐK (Ø)

6

8

10

12

14

16

18

20

22

24

25

28

Chiều dài (mm)

50

60

80

90

110

120

140

150

170

190

200

220

 

3. Lưu ý khi bố trí thép tăng cường đà

Khi bố trí thép tăng cường đà, chúng ta nên bẻ thép theo dạng vai bò. Cách làm này sẽ chống lực cắt xiên. Tuy nhiên, mặc dù đây là cách làm đúng chuẩn nhưng đối với quy mô nhà phố thì cách làm này không phổ biến bởi vì nó khá phức tạp. Việc lắp đặt thanh thép sẽ khiến cho quy trình này khó khăn hơn.

4. Lưu ý khi bố trí thép sàn

Theo quy định nối cốt thép trong xây dựng theo tiêu chuẩn uốn móc thép, thép sàn thường được bố trí theo kiểu vuông góc và được đặt sát mép dưới của bê tông sàn. Khoảng cách đặt thép sẽ tùy thuộc vào chiều dài và chiều rộng của sàn và thường dùng thép Ø6. Tuy nhiên, nếu muốn chắc chắn hơn, các nhà thầu nên sử dụng thép Ø8 và thép Ø10.

5. Lưu ý khi tính chiều dài sắt chờ

Khi bắt đầu vào bước thi công đổ cột bê tông, người thợ phụ trách công việc làm sắt thường sẽ chừa dư ra một đoạn thép để đổ bê tông nối cột giữa các tầng lầu khi cắt thép. Một cột bê tông thường có 4 cây thép này và chiều dài sắt chờ được tính từ mặt sàn trở lên.

6. Lưu ý khi tính số lượng đai thép sát 2 bên vị trí dầm giao nhau:

Theo quy định nối thép, móc thép, bê tông cốt thép theo TCVN, các nhà thầu khi thi công nhà phố thường không dùng thép vai bò 2Ø16 vì nó rất khó bẻ và khó để bố trí. Ngoài ra, khả năng chịu tải của nhà phố không quá lớn, chính vì vậy mà sẽ ít bị tác động. Thay vì sử dụng thép vai bò, hiện nay, người ta thường tăng cường gối và bụng để thêm phần chắc chắn.

7. Lưu ý đối với chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép

Thông thường, tiết diện của lớp bê tông bao bên ngoài sẽ lớn hơn tiết diện khung thép. Điều này sẽ hạn chế tình trạng sét bị gỉ. Cụ thể bề dày khoảng cách từ mép bê tông đến mép ngoài thép được quy định như hình dưới đây:

Lớp bê tông bảo vệ thép

8. Lưu ý khi bố trí thép trong thi công

Khi bố trí thép trong thi công, bạn cần phải đặc biệt lưu tâm đến các vị trí như:

- Bố trí thép tại sàn consol

- Bố trí thép tại các nơi chừa lỗ thoát sàn

- Bố trí thép đối với mặt tường

- Bố trí thép ở khu vực có tường xây trực tiếp trên sàn bê tông

 

Trên đây là bài viết cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết mà sxCAD tổng hợp về những quy định nối thép, móc thép, bê tông cốt thép theo TCVN mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc nối bê tông cốt thép trong công trình. Mọi thông tin thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất. Và đừng quên tham gia khóa học cũng như ủng hộ những sản phẩm tâm huyết mà chúng tôi tạo ra, không chỉ nâng cao kiến thức, kinh nghiệm mà còn giúp công trình thực hiện trong thời gian nhanh chóng, hiệu quả cao.

Tin tức liên quan